Lựa chọn nhà thầu xây dựng dựa trên tiêu chí nào

Độ tin cậy của nhà thầu

Xem xét nhà thầu ký kết hợp đồng với khách hàng sau đó có bán lại cho đội thi cong xay dung, nhà thầu khác hay không. Nhà thầu xây dựng nhà ở chuyên nghiệp sẽ có các tổ đội khoán, nhà thầu phụ như sau mà không gọi là bán công trình: nhân công phá dỡ công trình, đào móng, đóng cọc, đổ bê tông sàn, điện, nước, sơn, nhà thầu phụ: đóng  trần, vách  thạch cao, mộc, PU, đá granite, marble, nhôm kính, sắt – kính …

Giá cả thi công

Kinh nghiệm là không nên so sánh đắt rẻ hai nhà thầu cùng báo giá theo đơn giá m2/diện tích xây dựng. Hãy tìm hiểu kỹ cách tính diện tích như thế nào, tổng số tiền của hợp đồng là bao nhiêu, nội dung từng hạng mục công việc thực hiện như thế nào, chất lượng công việc ra sao. Ngoài ra, bạn có thể dựa trên danh mục, chủng loại, giá cả vật tư mà nhà thầu đưa ra để so sánh.

Kinh nghiệm, năng lực nhà thầu

Về năng lực, kinh nghiệm có thể dựa theo thời gian thành lập công ty của nhà thầu đó, số lượng công trình đã thực hiện. Mỗi nhà thầu xây dựng có thế mạnh riêng, chuyên môn hóa riêng trong từng mảng: nhà thầu này thì chuyên thi công nhà phố, biệt thự, còn nhà thầu khác lại chuyên về thi công showroom, văn phòng,trang trí nội thất đẹp… Dựa trên giải pháp kỹ thuật, phương thức thực hiện của nhà thầu đưa ra mà bạn biết được kinh nghiệm thi công của họ.

Kỹ thuật thi công và an toàn lao động

Hãy chọn nhà thầu xây dựng luôn tuân thủ quy định an toàn lao động. Một số nhà thầu do cạnh tranh, họ giảm giá tối đa đến khi thi công họ cắt giảm mọi thứ để đảm bảo không bị thua lỗ cho nên vấn đề an toàn không được đề cao. Khi sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân, ảnh hưởng đến sự an toàn của các hộ gia đình bên cạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Để tránh bị lôi kéo vào vấn đề pháp lý rắc rối này, bạn hãy yêu cầu nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân.

Thời gian xây dựng

Một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp thì phải cam kết đảm bảo hoàn thành bàn giao nhà đúng tiến độ. Bạn cần yêu cầu nhà thầu có 1 bản kế hoạch đầy đủ và thời gian rõ ràng, quy định chậm bao nhiêu lâu là tối đa, vượt quá thì đền bù như thế nào, hoặc khi tạm đình chỉ thi công do lỗi bên nào, cần bổ sung cả quyền giám sát công trình của bạn và người ủy quyền vào hợp đồng, điều kiện gì bạn có quyền chấm dứt thi công đổi nhà thầu khác, cách tính chi phí đến lúc dừng thi công, cách chia sẻ thiệt hại ra sao… Bạn luôn phải ghi nhớ một điều là lợi ích mỗi bên là đối ngược, và có tính bảo toàn, bên này được bên kia mất và ngược lại

Nhà thầu có pháp lý không?

Bạn cần nắm được là nhà thầu này có tư cách pháp nhân hay cá nhân. Rõ ràng, công ty hay doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì độ rủi ro sẽ thấp hơn nhiều so với nhà thầu cá nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.